Đền Cấm Tuyên Quang và câu chuyện trăn thiêng đền Cấm

Sơ lược về đền Cấm tại Tuyên Quang

Đền Cấm là ngôi đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và Thần Xà có địa chỉ tại xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Đây là một ngôi đền khá độc đáo và linh thiêng. Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 5km, đền cùng với đền Mẫu Thượng tạo nên một cụm di tích tâm linh lớn nhất vùng Tuyên Quang. Năm 2007 đền Cấm đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử tâm linh thuộc cấp tỉnh.

đền Cấm Tuyên Quang

Lịch sử hình thành đền Cấm Tuyên Quang

Vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, khi đó nơi đây còn là một vùng rừng rậm hoang vu, thú rừng thường hay quấy phá đời sống bà con. Cụ Nguyễn Hữu Chu, một người dân bản địa nơi đây thường hay vào chân núi Cấm khai hoang, trồng trọt.

Nhưng nương rẫy thường hay bị các loại khỉ, lợn rừng cắn phá, gia súc, gia cầm thì bị hổ vồ mất. Cụ đã dựng một ngôi miếu nhỏ ngay dưới chân núi Cấm để thờ thần rừng, thần núi xin cho thú rừng đỡ phá phách. Dù chỉ là một ngôi miếu đơn sơ được dựng bằng vài cây tre và ván gỗ thế nhưng từ khi được dựng nên, thú rừng đã không về quấy phá cuộc sống của người dân ở chân núi Cấm nữa.

Ngoài ra, cụ Chu còn là một thầy thuốc đông ý nên đã được nhiều người tìm đến xem bệnh và xin thuốc. Không rõ vì tài bốc thuốc của cụ mát tay hay vì ngôi miếu linh thiêng mà đã có rất nhiều người khỏi bệnh sau khi tìm tới cụ. Nhiều người sau đó còn đồn đại rằng ngoài tài bốc thuốc của cụ Chu thì ngôi miếu ở chân núi Cấm cũng rất linh thiêng nên người đến cầu cúng thắp hương ở miếu cũng rất đông.

Từ khi ngôi miếu trở nên nổi tiếng, nhiều người đã tìm tới đây để hầu đồng. Cụ Chu lại là người ghét việc mê tín nên đã đứng râ cấm tiệt những trò đồng bóng tại đây. Vốn ngôi miếu được cụ đặt tên là Xâm Lĩnh Linh Từ, nhưng vì cấm những trò mê tín nên đã đổi tên ngôi miếu thành Miếu Cấm. Sau nhiều lần cải tạo, tu bổ ngôi miếu đã trở thành một ngôi đền khang trang như ngày nay. Nguồn gốc của cái tên Đền Cấm xuất phát từ đó.

Có một điều lạ lùng là từ khi lập miếu, có rất nhiều ngoài rắn từ khắp mọi nơi đều tìm về quả núi này. Các loài rắn, lòa trăn từ khắp nơi đều mò về ngôi miếu thiêng trú ngụ. Chúng không chỉ nằm ở quanh ngôi miếu mà còn bò vào cả phía trong đền, quấn trên xà nhà. Tuy vậy nhưng chúng rất hiền lành, chưa tấn công ai tới đây bao giờ, mặc người ra người vào, cúng bái hành lễ. Nhiều lúc ở trong đền vài tiếng rồi chúng lại thong thả bò vào núi, trốn vào hang sâu.

Có lúc rắn nhiều tới mức khi tới miếu, người ta còn thấy bát hương lục cục, nón treo trên mái đền đông đưa, thì ra đều là do có rắn bò lổm ngổm ở phía bên trong.

Chính vì có “xà thần” ngụ trong miếu nên du khách từ khắp mọi nơi thường tìm đến lễ bái, dâng hương, còn đắp cả tượng rắn rất lớn.

di tích lịch sử đền Cấm Tuyên Quang

Kiến trúc đền Cấm Tuyên Quang

Ngay từ lối kiến trúc tam cấp dẫn lên đền có hòn “non bộ” tự nhiên với bức tượng Xà Thần trên mỏm đá tạo vẻ uy linh. Trong đền có một chiếc giếng không bao giờ cạn gọi là giếng cô. Người ta thường rỉ tai nhau rằng, ai uống nước giếng này thì sẽ luôn luôn khỏe mạnh.

Tại gian giữa đền Cấm có đặt tượng Chúa Thượng Ngàn – Lâm Cung Thánh Mẫu. Phía trên là bức đại tự Linh Lâm Miếu bằng gỗ. Tiếp theo là bức hoành thư với ba chữ “Tối Linh Từ”. Phía trước án đặt hai bức tượng Khuyến thiện và Trừ ác ở thế đứng thẳng, có kích thước bằng người thật mặc võ phục và cầm kiếm. Hai bức tượng trấn giữ như có ý khách tới đây hãy vứt bỏ tà niệm, giữ lòng thanh tịnh trước khi bước vào chốn linh thiêng.

tượng trấn giữ của đền Cấm

Những câu chuyện về trăn thiêng đền Cấm Tuyên Quang

Đền Cấm tại Tuyên Quang rất nổi tiếng về những câu chuyện thần xà. Nhiều người đồn thổi rằng nếu bị hiếm muộn thì đến cầu “ngài”, ngài sẽ hiển linh giúp đỡ. Hay nếu muốn xin đỗ đạt, công danh thì đến xin cũng được nguyện đáp.

Bà Tự, người trong xóm gần đền Cấm kể lại rằng, cách đây độ mười năm, chồng bà lên núi Cấm thì gặp một con rắn lạ rất to có phần đầu và phần đuôi màu đỏ thẫm đang nằm phơi nắng trên mỏm đá lớn. Chồng bà vốn không tin vào thần linh nên đã dùng que củi dài đánh mạnh vào lưng con rắn.

Lạ lùng thay là con rắn chẳng hề hấn gì mà bình tĩnh trườn và biến mất vào trong hốc đá. Đêm đó chồng bà nằm mơ thấy bị rắn quấn quanh người đến mức không ngủ được. Sáng ra, người ông cứng đờ không cựa quậy nổi, nằm im bất động.

Được gia đình đưa tới bệnh viện, dù đã chụp chiếu đủ kiểu cũng không phát hiện ra được ông bị làm sao. Khi nghe ông kể lại chuyện gặp rắn hôm trước trên núi, bà Tự mới hoảng hồn kinh sợ.

Bà tin rằng “thần xà” đã “báo oán” lên người chồng mình nên đã sắm lễ lớn đến đền Cấm xin “ngài” tha tội. Lạ lùng là sau khi cúng xong thì bà ngay lập tức nhận được tin là chồng mình đã ngồi dậy đi lại bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Còn rất nhiều những câu chuyện được đồn đại rợn người liên quan đến loài rắn vùng núi Cấm này như chuyện ông S, một người thợ bắt rắn đã bỏ mạng vì bị thần xà báo oán sau khi bắt được một con rắn lạ có đầu và đuôi màu đỏ và đem ra chợ bán.

Bà Báu, một người dân sống gần núi Cấm kể chuyện anh Cường, một người sống gần nhà bà rằng: Anh là một người không sợ ma quỷ, không tin thần thánh nên mặc mọi người can ngăn anh đã bắt một con rắn ở gần khu vực đền Cấm để làm thịt mời bạn nhậu. Tới lúc mang con rắn ra làm thịt thì bỗng thấy con rắn đã biến thành con lươn đen xì từ lúc nào. Anh hãi quá liền đem con lươn thả xuống hồ rồi sau đó ốm liệt giường một thời gian dài. Người nhà đã mời các thầy về làm lễ nhiều lần tại đền Cấm thế nhưng cuối cùng anh Cường cũng chỉ giữ được mạng mà không còn được tinh khôn, nhanh nhẹn như người bình thường nữa.

hình nộm Thần Xà đền Cấm Tuyên Quang

Đặc sản tại đền Cấm Tuyên Quang

Khách tới thăm đền Cấm Tuyên Quang không chỉ được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng khung cảnh núi non trùng điệp nơi đây mà còn được mua những sản vật phong phú và chất lượng trứ danh của địa phương như mật ong, măng khô, nấm hương, gà, lợn rừng, rượu thuốc… Đặc biệt còn có món bánh củ chuối rừng rất đặc biệt, bánh được làm từ củ chuối rừng trộn với bột nếp. Nhân bánh được làm bằng đỗ xanh, dừa nạo có thêm một chút mỡ lợn khô tẩm đường. Bánh có vị chua ngọt lẫn mùi thơm của chuối rừng và ngậy bùi của nhân đỗ. Đây là một loại bánh được rất nhiều các du khách tới đây ưa thích.

Lời kết: Dù những câu chuyện xung quanh đền Cấm là sự thật hay chỉ là chuyện thêu dệt thì những ơn phước mà Mẫu, Thần phù hộ và ban cho người dân nơi đây đều không thể phủ nhận. Tất cả thể hiện được những mong mỏi chốn thanh bình, mưa thuận gió hòa và sự ấm no hạnh phúc của người dân.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Oantailoc.com chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại Oản Tài Lộc, Oản Thờ, Oản Dâng Lễ, Oản Tết… đẹp theo nhu cầu của quý khách tại Hà Nội và các tỉnh lân cận giá cả hợp lý.